Viêm gót chân là tình trạng gân, cơ, xương vùng gót chân của người bệnh bị viêm gây nên các cơn đau đớn khó chịu. Gót chân là xương lớn nhất ở bàn chân, chịu nhiều lực tác động, do đó rất dễ bị tổn thương và dẫn đến viêm. Dưới đây là những đối tượng nguy cơ cao mắc phải tình trạng viêm gót chân:
Viêm vùng gót chân có thể biểu hiện qua các triệu chứng như:
Bạn cần lưu ý một số nguyên nhân gây viêm vùng gót chân thường gặp dưới đây:
Gân Achilles là bộ phận nối cơ bắp chân với xương gót chân và tham gia vào hầu hết các hoạt động liên quan đến chân như đi lại, chạy nhảy. Do đó, khi gân Achilles phải hoạt động quá mức, đặc biệt là với những người thường xuyên hoạt động thể thao hoặc làm các công việc đặc thù, gân có thể bị tổn thương, dẫn đến viêm gân Achilles với các triệu chứng như khó di chuyển và sưng đau vùng gót chân. (1)
Các vấn đề như yếu cơ, khớp cổ chân lỏng, vận động nhiều, thừa cân, béo phì… là những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương và viêm cơ gót chân. Bệnh gây cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt thường ngày. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến viêm gót mạn tính, rách gân,..
Xem thêm: Viên gân gan bàn chân là gì?
Bao hoạt dịch là túi chứa đầy dịch, có chức năng làm đệm cho phần gân cơ. Viêm bao hoạt dịch xảy ra khi có sự cọ sát, vận động nhiều, mạnh vùng gân quanh túi hoạt dịch, gây viêm, sưng và đau phần gót chân. Đặc biệt, với những người làm các công việc đặc thù, thường xuyên vận động, tình trạng này có thể kéo dài và trở thành bệnh lý mạn tính.
Các tác động mạnh như té ngã, va chạm có thể gây tổn thương trực tiếp tới xương. Nếu không được xử lý sớm có thể dẫn đến viêm xương gót chân, nứt, gãy xương khiến người bệnh bị sưng nề, đau nhức, khó di chuyển…
Vận động với tần suất cao, té ngã, va đập mạnh… là những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương và viêm gót chân. Tùy vào mức độ chấn thương mà người bệnh có thể cảm thấy đau từng cơn, đau âm ỉ, bàn chân thiếu linh hoạt, khả năng vận động bị giới hạn…
Viêm gót chân là vấn đề sức khỏe thường gặp, đặc biệt là với những người có tần suất vận động cao, cân nặng không phù hợp, thường xuyên đi giày cao gót hoặc giày không vừa chân, mắc các bệnh nền liên quan…
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như hoại tử, nhiễm trùng gót chân, mất khả năng vận động… (2)
Viêm gót chân là một trong những vấn đề phổ biến ở nhóm đối tượng thường xuyên hoạt động mạnh, người lớn tuổi hoặc người có nhiều bệnh nền. Để đưa ra các chẩn đoán chính xác về mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, bác sĩ thường áp dụng các phương pháp sau:
Đây là bước đầu tiên trong việc xác định tình hình sức khỏe và vấn đề bất thường thông qua các biểu hiện lâm sàng. Bằng cách kiểm tra vùng bị viêm và khai thác yếu tố tác động tới bệnh lý như giới tính, độ tuổi, môi trường sống, nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt… bác sĩ sẽ phán đoán sơ bộ vấn đề người bệnh đang gặp phải.
Phương pháp này giúp loại trừ các bệnh lý toàn thân khác như gout, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp…
Siêu âm giúp đánh giá cấu trúc xương bàn chân, mô mềm, cơ, mạch máu, gân, khớp… từ đó xác định nguyên nhân gây viêm gót chân và hướng điều trị phù hợp.
Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, cho phép bác sĩ quan sát cấu trúc bên trong chân thông qua hình ảnh thu được. Từ đó hỗ trợ đánh giá, chẩn đoán các vấn đề liên quan đến gót chân.
Tùy vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe tổng thể mà bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:
06/04/2023
Tuệ Châu - Tự hào vì sứ mệnh phụng hiến cho sự \"Hùng Cường và Thịnh Vượng\" của quốc gia.
05/04/2023
Mỗi tuần một chủ đề, những câu chuyện xoay quanh vấn đề sức khỏe mà bạn vẫn thường gặp, những thông tin hữu ích từ các bác sĩ đầu nghành...
28/03/2023
Bệnh tăng huyết áp: Đâu là dấu hiệu nhận biết? | VTC Now