Sống khỏe

Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái: Nguyên nhân và triệu chứng

02:37 Ngày 06/09/2024
Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái không phải là tình trạng bệnh nguy hiểm. Nếu điều trị đúng cách, người bệnh có thể phục hồi nhanh và không ảnh hưởng nhiều đến vận động. Ngược lại, nếu trì hoãn điều trị hoặc bệnh tái phát nhiều lần sẽ gây giảm chức năng của bao hoạt dịch, nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng.

Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái là gì?

Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái là một trong những bệnh lý cơ xương khớp thường gặp. Bệnh có biểu hiện đặc trưng sưng, nóng, đỏ, đau, đi kèm với cứng khớp khiến ngón chân cái khó cử động. Đây là hệ quả của tình trạng viêm khớp ngón chân cái tái phát nhiều lần.

Bao hoạt dịch (màng hoạt dịch) nằm bao bọc quanh khớp, là một phần của khớp hoạt dịch. Đây là một túi đệm chứa chất nhầy có chức năng chống nhiễm khuẩn, hỗ trợ chuyển động và nuôi dưỡng phần sụn khớp.

Nhờ khả năng chống nhiễm khuẩn của dịch nhầy, khi xương khớp xảy ra bất cứ sự viêm nhiễm nào, bao hoạt dịch sẽ tiết ra dịch nhầy để bảo vệ. Việc liên tục tiết chất nhầy sẽ làm vượt mức đáp ứng, dẫn đến viêm bao hoạt dịch ngón chân cái.

Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch ngón chân cái/ gây đau ngón cái

1. Mô liên kết quá yếu

Mô liên kết nằm tại bàn chân gồm hệ thống dây chằng, gân, hỗ trợ khớp hoạt dịch thực hiện chức năng. Trong trường hợp mô liên kết không đủ mạnh để nâng đỡ vòm bàn chân, khiến vòm bàn chân bị sụp.

Người gặp tình trạng sụp vòm chân khi đi lại sẽ tạo nhiều áp lực hơn lên ngón chân cái. Khiến cho khớp hoạt dịch và bao hoạt dịch hoạt động nhiều hơn. Sự tích tụ vi chấn thương cũng sẽ dễ dàng xảy ra tại bao hoạt dịch ngón chân cái, có thể tiến triển thành viêm hoạt dịch ngón chân cái.

2. Hội chứng bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt thường là dị tật bàn chân bẩm sinh. Trẻ bị dị tật này có mặt lòng bàn chân bằng phẳng, không có vòm bàn chân. Bàn chân bẹt do bẩm sinh có thể không cần điều trị nếu không ảnh hưởng nhiều đến dáng đi. Người bị bàn chân bẹt sẽ dễ bị đau nhức khớp hay có các dấu hiệu nguy hiểm khác.

Tuy nhiên, hội chứng bàn chân bẹt là một yếu tố gây ra sự căng thẳng cho hệ thống dây chằng, gân và sụn khớp tại bàn chân. Không có vòm bàn chân khiến cho sự phân bố trọng lượng cơ thể không được đồng đều, tạo ra áp lực lớn hơn lên bàn chân bị bẹt, bao gồm ngón chân cái. Từ đó, làm gia tăng nguy cơ viêm bao hoạt dịch ngón chân cái ở người có bàn chân bẹt.

3. Vận động quá sức

Vận động quá sức là nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch ngón chân cái thường gặp ở các vận động viên. Tính chất công việc yêu cầu các vận động viên phải vận động nhiều, đặc biệt là những động tác đòi hỏi dùng lực chân và bàn chân nhiều như chạy, bật nhảy.

Với cường độ tập luyện cao, thời gian hệ cơ xương khớp được nghỉ ngơi và phục hồi ngắn, khiến ngón chân cái bị quá tải và làm tăng cao rủi ro bị viêm bao hoạt dịch ngón chân cái, cùng với những bệnh lý cơ xương khớp khác.

4. Chấn thương

Chấn thương do tai nạn gây tổn thương trực tiếp đến hệ vận động bao gồm khớp hoạt dịch và bao hoạt dịch. Chức năng của bao hoạt dịch là ổn định cấu trúc xương tại ngón chân cái và bảo vệ khớp khỏi những tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, những tai nạn lớn có thể làm rách bao hoạt dịch, gây viêm bao hoạt dịch ngón chân cái, tràn dịch, thậm chí là biến dạng cấu trúc xương.

Các triệu chứng khi bị viêm màng hoạt dịch ngón chân cái

Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái cấp tính và mạn tính có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Viêm bao hoạt dịch cấp tính gây đau nhức tại khớp ngón chân cái, có thể kèm theo sưng. Cơn đau sẽ rõ ràng hơn khi chạm vào khớp ngón chân và những vùng xung quanh đó. (2)

Người bệnh sẽ gặp khó khăn nhất định khi đi lại, đồng thời biên độ chuyển động của ngón chân cũng bị giảm trong thời gian bị viêm bao hoạt dịch tại khớp.

Đối với người bị viêm bao hoạt dịch ngón chân cái mạn tính, các cơn đau không kéo dài thường xuyên nhưng có thể bùng phát sau khi người bệnh thực hiện các vận động sử dụng lực bàn chân, vô tình tạo áp lực lên ngón chân. Người bệnh cũng nhạy cảm hơn với các bệnh lý như viêm khớp, vi chấn thương… Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng nặng nề hơn so với tình trạng cấp tính.

Bao hoạt dịch bị viêm mạn sẽ tự giãn ra theo thời gian, hình thành một khoảng trống để tích tụ chất nhầy. Điều này dẫn đến vết sưng lớn tại vùng khớp ngón chân cái, hoặc vùng da tại vị trí này dày hơn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh khi có những dấu hiệu như đau tại ngón chân cái khi di chuyển, nghi ngờ do viêm khớp, gồm viêm bao hoạt dịch ngón chân cái nên đi khám sớm tại chuyên khoa Cơ xương khớp.

Dù không gây nguy hiểm nhưng trì hoãn điều trị khiến ngón chân cái chịu áp lực nhiều hơn, tổn thương xảy ra tại bao hoạt dịch cũng trầm trọng hơn. Hậu quả, thời gian điều trị bệnh kéo dài, nguy cơ tiến triển thành viêm bao hoạt dịch mạn tính cũng tăng cao.

Nặng nề hơn, tình trạng hỏng bao hoạt dịch và giảm khả năng vận động vĩnh viễn có thể xảy ra nếu người bệnh không đi khám và điều trị viêm bao hoạt dịch ngón chân cái kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán viêm bao hoạt dịch ngón chân cái

Chẩn đoán viêm hoạt dịch ngón chân cái bắt đầu bằng thu thập các thông tin lâm sàng. Bác sĩ cần được cung cấp về thói quen vận động, môn thể thao người bệnh thường chơi, công việc hiện tại có thực hiện các hoạt động mang  tính chất lặp đi lặp lại hay không. Dựa vào các thông tin này, bác sĩ có thể đánh giá được khả năng bị viêm bao hoạt dịch ngón chân cái, cũng như khoanh vùng được một số nguyên nhân gây bệnh. (3)

Tiếp đến, người bệnh thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cụ thể. Dựa vào tình trạng lâm sàng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Bao gồm:

  • Chụp X-quang xương ngón chân để loại trừ những yếu tố biến dạng như viêm khớp mạn tính, gãy xương ngón chân cái, gai xương…
  • Chụp cắt lớp CT: Đánh giá tình trạng của bao hoạt dịch, mức độ tụ dịch bên trong khớp ngón chân; xác định là viêm bao hoạt dịch ngón chân cái, hay là viêm khớp hoạt dịch, viêm khớp ngón chân cái, u xương…
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Mục đích tương tự như chụp cắt lớp CT, tuy nhiên hình ảnh đa chiều, thể hiện rõ tổn thương xảy ra tại bao hoạt dịch ngón chân cái rõ hơn, mang giá trị chính xác cao hơn.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Chỉ định khi người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng khớp, bệnh đái tháo đường…

Biến chứng có thể gặp phải

Viêm bao hoạt dịch mạn tính là biến chứng phát triển từ viêm bao hoạt dịch ngón chân cái cấp tính, nhưng tái phát nhiều lần hoặc không được điều trị. Bệnh làm suy giảm chức năng của bao hoạt dịch, làm cho hệ thống dây chằng và gân tại ngón chân cái và bàn chân cũng yếu hơn.

Khi bao hoạt dịch tại ngón chân cái suy giảm giảm chức năng, người bệnh sẽ gặp phải những vấn đề gồm:

  • GIảm biên độ chuyển động ngón chân
  • Cứng khớp
  • Dịch khớp không đủ để nuôi dưỡng sụn khớp xung quanh, ảnh hưởng đến chức năng cũng sụn khớp tại đây

Cách chữa viêm bao hoạt dịch ngón chân cái

1. Điều trị nội khoa

Điều trị viêm hoạt dịch ngón chân cái nội khoa thường sử dụng thuốc giảm đau, hoặc thuốc chống viêm không chứa steroid. Có thể kết hợp với thuốc giảm đau dạng bôi trực tiếp lên khớp ngón chân cái. Công dụng giúp làm thuyên giảm cơn đau khớp. Người bệnh trong thời gian điều trị nên nghỉ ngơi, tránh vận động quá nhiều làm ảnh hưởng đến bao hoạt dịch đang bị viêm để cơ quan có thời gian phục hồi.

Người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau bên ngoài, sử dụng mà không có chỉ định liều lượng của bác sĩ.

2. Tiêm corticoid

Tiêm corticoid (hay tiêm kháng viêm) là phương pháp tiêm nội khớp, được chỉ định cho những trường hợp viêm khớp có tràn dịch nhiều như viêm bao hoạt dịch ngón chân cái.

Việc tiêm corticoid chỉ mang tính chất làm giảm cơn đau lâm sàng nhanh chóng cho người bệnh. Đây cũng là ưu điểm của phương pháp tiêm corticoid. Người bệnh có thể hết đau khớp ngón chân cái và đi lại bình thường chỉ sau vài giờ tiêm khớp. Tác dụng của corticoid kéo dài trong vòng 2 – 3 tháng tùy vào cơ thể từng người.

Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ áp dụng phương pháp này đối với trường hợp đang có những chống chỉ định trong sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau (như người bệnh viêm loét dạ dày, bệnh tim mạch…).

Tiêm khớp được áp dụng nhằm mục đích giảm thiểu và kiểm soát cơn đau, giúp người bệnh có thể sinh hoạt bình thường. Sau đó, người bệnh bắt buộc phải điều trị bằng thuốc và những biện pháp khác để bao hoạt dịch và sụn khớp ngón chân cái được tái tạo và phục hồi.

Việc lạm dụng tiêm corticoid vào khớp ngón chân cái tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe như tăng tổn thương bao hoạt dịch và sụn khớp, gây nhiễm trùng khớp, đặc biệt khi người bệnh tiêm kháng viêm nhưng tiến trình điều trị viêm bao hoạt dịch khớp ngón chân cái dậm chân tại chỗ.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng, được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng các phương pháp điều trị nội khoa trước đó. Phẫu thuật điều trị viêm bao hoạt dịch ngón chân cái thực hiện chọc hút dịch trong khớp ngón chân cái, loại bỏ hết dịch dư thừa khiến bao hoạt dịch ngón chân cái bị viêm sưng. Kỹ thuật này giúp ngăn chặn tình trạng viêm bao hoạt dịch tại khớp này tiến triển nặng hơn, ngăn chặn rủi ro sụn khớp xung quanh bị ảnh hưởng.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, khả năng đáp ứng với những phương pháp nội khoa trước mà bác sĩ sẽ đưa ra tần suất chọc hút dịch khớp phù hợp.

Phòng ngừa viêm bao hoạt dịch khớp ngón chân cái

Phòng ngừa viêm bao hoạt dịch khớp ngón chân cái bằng cách duy trì lối sống khoa học, nâng cao sức khỏe toàn diện, từ đó bảo vệ khớp hoạt dịch và bao hoạt dịch.

Điều cần lưu ý là không tạo áp lực lớn lên các khớp, bao gồm: người tập thể dục và người lao động. Những hoạt động mang tính chất sử dụng lực khớp quá mức, các hành động lặp đi lặp lại là yếu tố làm gia tăng nguy cơ viêm bao hoạt dịch khớp ngón chân cái. Cần có một chế độ nghỉ ngơi cho các khớp hợp lý, đồng thời sử dụng các đai nẹp hỗ trợ khi làm việc/ chơi thể thao để bảo vệ khớp.

Kiểm tra sức khỏe cơ xương khớp định kỳ cũng là điều cần thiết để duy trì chức năng cơ xương khớp, bao gồm bao hoạt dịch ngón chân cái.

BÀI VIẾT KHÁC

Top 7 căn bệnh xương khớp phổ biến ở người Việt Nam

06/09/2024

Bệnh xương khớp là nhóm bệnh lý khá phổ biến ở người ở độ tuổi khoảng 45 trở lên. Tuổi tác, thay đổi nội tiết tố, khiêng vác nặng, sai...

Mỡ máu là gì? Chỉ số mỡ trong máu bao nhiêu là bình thường?

06/09/2024

Khi nhắc đến mỡ máu, nhiều người vẫn nghĩ nó không tốt cho sức khỏe vì có thành phần cholesterol. Vậy chỉ số mỡ trong máu bao nhiêu là bình...

Viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

31/03/2023

Cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị viêm khớp. Căn bệnh tưởng chừng “dễ trị” này lại gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng....

VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở BÉ VÀ CÁCH CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT

30/08/2022

Viêm da cơ địa ở bé đã trở thành căn bệnh khá phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ tới làn da non nớt của bé yêu. Vậy bệnh lý...

MẸO CHỮA CHÀM SỮA Ở TRẺ HIỆU QUẢ MẸ NÊN ÁP DỤNG NGAY

30/08/2022

Trẻ sơ sinh vốn có làn da vô cùng mỏng manh và nhạy cảm. Khi làn da mịn màng ấy có những dấu hiệu của chàm sữa sẽ khiến bé...

TÌM HIỂU VỀ VIÊM DA CƠ ĐỊA VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỮA DỨT ĐIỂM

30/08/2022

Viêm da cơ địa là căn bệnh mãn tính khiến nhiều người phải khổ sở đặc biệt là trẻ nhỏ. Thực sự khó khăn cho những ai không may gặp...