Sống khỏe

VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở BÉ VÀ CÁCH CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT

03:48 Ngày 30/08/2022
Viêm da cơ địa ở bé đã trở thành căn bệnh khá phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ tới làn da non nớt của bé yêu. Vậy bệnh lý da liệu này là gì và có nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ hay không? Những thông tin bổ ích dưới đây sẽ giúp các mẹ có cái nhìn chính xác về bệnh và đưa ra cách chăm sóc, điều trị an toàn, hiệu quả nhất.

 

 

Bệnh viêm da cơ địa ở bé là gì?

Viêm da cơ địa ở trẻ không phải là một bệnh lây nhiễm

Căn bệnh viêm da cơ địa ở bé hay còn gọi là chàm sữa hoặc eczema thường xuất hiện khá sớm, đặc biệt là giai đoạn trẻ sơ sinh. Bệnh lý này chủ yếu liên quan đến yếu tố dị ứng và di truyền. Thông thường trong gia đình hoặc bản thân trẻ có tiền sử mắc các bệnh dị ứng thì nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.

Theo các nghiên cứu, bệnh có thể tự ổn định khi trẻ đến tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh có thể tái đi tái lại đến lúc trẻ trưởng thành. Nếu bệnh kéo dài đến tận lúc lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe đồng thời gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và học tập cho bé.

Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ thì viêm da cơ địa ở trẻ không phải là bệnh truyền nhiễm. Bệnh hoàn toàn không liên quan đến các yếu tố có khả năng lây nhiễm như virus hay vi khuẩn. Vì vậy, chúng ta có thể chăm sóc và tiếp xúc với các bé một cách bình thường không cần lo lắng về nguy cơ lây bệnh. Các mẹ cần lưu ý phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất có thể, như vậy nguy cơ chữa khỏi bệnh cho bé yêu sẽ càng cao.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở bé

Bệnh lý da liễu chịu tác động từ yếu tố di truyền và môi trường

Mặc dù viêm da cơ địa ở bé không phải là một bệnh lây lan nhưng làn da nhạy cảm của trẻ có thể nhiễm bệnh do các nguyên nhân chủ yếu sau:

 Do yếu tố di truyền: Phần lớn trường hợp trẻ mắc bệnh do tiền sử gia đình có ông bà, bố mẹ từng mắc bệnh. Nghiên cứu đưa ra, có đến 80% trẻ sẽ nhiễm eczema nếu cha mẹ mắc viêm da cơ địa.

 Yếu tố môi trường: Trong môi trường sống của trẻ có nhiều các tác nhân gây dị ứng như ô nhiễm không khí, bụi bẩn, thực phẩm lạ, vệ sinh kém… Khi mà sức đề kháng của các bé còn non nớt, đặc biệt là làn da nhạy cảm không được bảo vệ sẽ có nguy cơ mắc viêm da cơ địa cao.

 Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp: Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến nguy cơ gây bệnh. Cơ thể trẻ thiếu nước, thực phẩm lạ không phù hợp, hay ăn đồ cay nóng… sẽ khiến chức năng nội tạng hoạt động kém, không đào thải được độc tố sẽ nhiễm bệnh.

 Một số yếu tố tác động khác khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh hoặc làm cho bệnh viêm da cơ địa ở bé trở nên nặng hơn như: thời tiết quá khô, nóng, tắm nước quá nóng, mặc quần áo vải len, dày, sử dụng xà phòng tắm không hợp với làn da, dị ứng với lông vật nuôi…

Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở bé

Một số biểu hiện thường gặp của bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý da liễu khác. Vì vậy, nắm rõ những dấu hiệu phổ biến của bệnh sẽ giúp cha mẹ phát hiện bệnh sớm nhất và có phương pháp chăm sóc, điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp nhất khi trẻ nhiễm bệnh:

 Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh: Thông thường trẻ sẽ có biểu hiện sớm từ sau sinh khoảng 3 tuần và có thể kéo dài đến 2 tuổi. Đầu tiên là làn da khô với các vết mẩn đỏ xuất hiện ở các vị trí như hai má, cằm, cổ, trán, da đầu, chân tay… Vùng da bị tổn thương sẽ ngứa ngáy, khó chịu, xuất hiện mụn nước dễ vỡ, chảy máu và đóng vảy tiết nếu gãi nhiều. Ở một số trường hợp đặc biệt ban có thể lan ra toàn bộ cơ thể trẻ, khiến trẻ cáu gắt, khó chịu và quấy khóc, mất ngủ vào ban đêm.

 Viêm da cơ địa ở trẻ lớn hơn: Bệnh sẽ kéo dài từ giai đoạn trẻ sơ sinh với các dấu hiệu như: vùng tổn thương trên da sần đỏ và nhiều mụn nước lan rộng rất dễ nhiễm khuẩn. Vị trí thường gặp nhất là ở các bộ phận gấp khúc như cằm, cổ, khuỷu tay, chân, mí mắt, vùng sau tai, đầu gối… Bệnh sẽ tiến triển nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời.

Những biến chứng do bệnh viêm da cơ địa ở bé gây ra

Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng

Viêm da cơ địa ở bé không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:

 Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, dẫn đến việc trẻ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng.

 Tác động đến giấc ngủ của trẻ, ngứa ngáy khiến trẻ quấy khóc, mất ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé.

 Vùng da bị tổn thương với những nốt mẩn đỏ bị vỡ có thể gây nhiễm trùng hoặc bội nhiễm vi khuẩn.

 Những tổn thương ngoài da nếu không chăm sóc khéo léo rất dễ để lại sẹo xấu, ảnh hưởng thẩm mỹ của các bé sau này.

 Nếu viêm da cơ địa ở thể nặng có thể tác động đến các dây thần kinh, rất nguy hại đến sự phát triển của trẻ.

 Trường hợp để bệnh tái đi tái lại, dai dẳng đến tuổi trưởng thành rất dễ đi kèm với các biến chứng khác như viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn…

Cách điều trị viêm da cơ địa ở bé

Nếu phát hiện trẻ có một số biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa, cách tốt nhất là nên đưa bé đi khám và nghe hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Vì cơ thể trẻ còn non nớt, nhạy cảm với nhiều loại thuốc nên nhất định các mẹ không được tùy ý sử dụng thuốc. Tùy trường hợp bệnh nặng hay nhẹ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số cách chữa trị mà cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho con.

Điều trị bệnh bằng các mẹo dân gian

Sử dụng một số loại lá cây trong thiên nhiên để tắm cho trẻ mắc bệnh

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều các bài thuốc có tác dụng chữa viêm da cơ địa ở trẻ từ thảo dược trong thiên nhiên. Thông thường các mẹ truyền tai nhau cách sử dụng một số loại lá dễ tìm và an toàn để tắm cho bé. Mẹo này vừa hỗ trợ giảm ngứa vừa kháng khuẩn giúp bệnh thuyên giảm.

 Sử dụng các loại lá kháng viêm, giải độc như: Lá đơn kim, lá đơn mặt trời, cây vòi voi, tía tô, lá bàng, lá xuyên tâm liên, dây kim ngân hoa, ké đầu ngựa, lá trầu không…

 Sử dụng các loại lá có tác dụng mát gan, thải độc và làm mát làn da như: Lá chè xanh, sài đất, mướp đắng, tầm bóp, lá cúc tần, đinh lăng, kinh giới, lá khế chua, cỏ mần trầu…

 Thêm một số loại lá có chứa tinh dầu tốt cho bé như: lá bưởi, lá chanh, hương nhu, vỏ bưởi, vỏ chanh… tạo hương thơm cho bé yêu thư giãn và hỗ trợ giữ ẩm làn da cho trẻ.

 Các mẹ có thể thêm một chút muối vào nước lá để tắm cho trẻ. Vì muối không chỉ có công dụng diệt khuẩn mà còn giữ ẩm rất tốt.

Mặc dù chữa trị bằng mẹo dân gian được cho là an toàn nhưng hiệu quả trị bệnh lại chưa được kiểm chứng qua các nghiên cứu. Đối với trường hợp trẻ mới nhiễm bệnh, bệnh nhẹ có thể chữa khỏi tạm thời, nhưng nguy cơ tái phát khá cao. Hơn nữa, cách chữa bệnh truyền miệng này cần rất nhiều thời gian và phải kiên trì thì mới cho thấy kết quả.

Điều trị bệnh bằng thuốc tây y

Đây là cách được các bậc cha mẹ thường áp dụng nhất. Đưa bé đến các cơ sở y tế để khám và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đối với phương pháp điều trị bằng tây y để chữa dứt điểm căn bệnh viêm da cơ địa khó chịu ở trẻ cần tập trung vào nguyên tắc ngừa viêm, chống khô và làm dịu làn da. Một số loại thuốc bôi sau đây thường được các bác sĩ kê đơn cho trẻ như:

 Sử dụng thuốc kháng sinh chống viêm, thuốc kháng histamin như Chlorpheniramine hay dùng Corticoid nếu được chỉ định từ bác sĩ.

 Có thể dùng thuốc mỡ kèm thêm kháng sinh để chống nhiễm khuẩn.

 Vệ sinh bề mặt da bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch Jarish, thuốc tím để bôi.

 Có thể dùng thêm các loại thuốc bôi ngoài da khác có nồng độ nhẹ, giảm sưng, giảm viêm và mẩn ngứa đồng thời giữ ẩm cho làn da của bé.

Thuốc tây y được cho là cách điều trị nhanh và hiệu quả. Nhưng một số trường hợp trẻ kháng thuốc hoặc dị ứng với thuốc có thể gây ra những phản ứng phụ khá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do vậy, các bố mẹ cần lưu ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Chữa viêm da cơ địa cho bé bằng phương pháp đông y

Kem bôi da TUỆ CHÂU hỗ trợ đẩy lùi dứt điểm viêm da cơ địa ở trẻ

Theo đông y thường quan niệm rằng trẻ nhiễm các bệnh lý da liễu thường do chức năng thải độc của gan, thận bị suy giảm. Cơ thể không lưu thông khí huyết, độc tố được tích tụ lâu ngày dưới da gây mẩn ngứa và viêm nhiễm… từ đó gây ra bệnh. Do vậy, để chữa trị dứt điểm căn bệnh viêm da cơ địa ở bé, các bài thuốc đông y tập trung vào việc đẩy lùi bệnh từ sâu căn nguyên bên trong. Nghĩa là tăng cường chức năng nội tạng để hỗ trợ quá trình thải độc.

Các phương thuốc đông y thường được điều chế tỉ mỉ từ những thảo dược quý trong thiên nhiên. Với thành phần lành tính và đảm bảo an toàn cho cơ thể trẻ nên chữa viêm da cơ địa ở bé bằng Đông y đang rất được ưa chuộng. Hơn nữa, hiệu quả lành bệnh còn được kiểm chứng qua nhiều trường hợp trong thực tế.

Nổi bật nhất trong các bài thuốc đông y là sản phẩm kem bôi da TUỆ CHÂU  của NHÀ THUỐC TUỆ CHÂU. Phương thuốc kết hợp y học cổ truyền và công nghệ hiện đại đang được hang nghìn bà mẹ tin dùng. Với nguyên liệu 100% từ thảo mộc thiên nhiên mang lại hiệu quả cho bé sau một thời gian ngắn sử dụng. Rất nhiều mẹ đã tin dùng cho con yêu bởi sản phẩm được chứng nhận an toàn của Bộ Y tế và nhận được rất nhiều đánh giá tốt.

Lưu ý chăm sóc da khi bé bị viêm da cơ địa

Các mẹ lưu ý chăm sóc da cho bé an toàn, cẩn thận khi nhiễm bệnh

Khi trẻ không may bị nhiễm viêm da cơ địa thì bên cạnh việc điều trị bằng thuốc các mẹ nên kết hợp chăm sóc da cho bé đúng cách. Việc làm cần thiết này sẽ giúp trẻ cải thiện được các triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm, phòng và điều trị nhiễm trùng. Đồng thời, làn da nhạy cảm của bé yêu sẽ được bảo vệ thông qua việc dưỡng ẩm cho da và tái tạo nước cho da.

Trong hoạt động chăm sóc da hàng ngày cho bé, các mẹ cần lưu ý đến một số vấn đề quan trọng sau:

Kiểm soát ngứa cho trẻ

Nếu không kiểm soát ngứa cho trẻ, trẻ gãi nhiều không chỉ khiến bệnh viêm da cơ địa lan nhanh và mạnh hơn mà còn có nguy cơ gây nhiễm trùng. Do vậy, để giảm cảm giác ngứa ngáy ở vùng tổn thương, giúp trẻ đỡ gãi hơn có thể áp dụng một số cách sau:

 Đắp ẩm cho vùng da tổn thương: Tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh mà đắp ẩm cho bé vài lần mỗi ngày. Dung dịch tăng cường độ ẩm cho da được pha theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi làm ướt khăn với hỗn hợp vừa pha sẽ áp vào vùng da tổn thương đã bôi cortisone. Tùy từng vị trí tổn thương da mà sử dụng đắp ẩm khác nhau. Áp dụng cách này chỉ từ 3 – 5 ngày sẽ thấy rõ hiệu quả giảm ngứa.

 Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bàn tay của trẻ. Lưu ý không để móng tay trẻ dài, sắc vì như vậy khi gãi da bé sẽ bị trầy xước, bong tróc, chảy máu dẫn đến nhiễm trùng.

 Khi trẻ đang gãi nhiều, khó chịu, quấy khóc nên dỗ dành bé và tốt nhất là tìm cách đánh lạc hướng sự tập trung chú ý của bé. Có thể bế bé trêu đùa, chơi các trò chơi, đưa đồ chơi yêu thích cho con hoặc cho bé xem tivi…

Dưỡng ẩm cho làn da bé

Việc chăm sóc da cho trẻ viêm da cơ địa rất quan trọng khâu dưỡng ẩm cho da bé. Các mẹ nên thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm khi trẻ đang điều trị bệnh và dùng ngay cả khi bệnh đã chữa khỏi. Nên lưu ý lựa chọn những loại kem ít gây kích ứng da và phải sử dụng thử một lượng rất nhỏ trước.

Không chỉ vùng da tổn thương mới cần dưỡng ẩm mà nên bôi kem dưỡng toàn thân. Trường hợp bé đang trị bệnh bằng thuốc bôi thì nên bôi thuốc trước rồi thoa thêm một lớp kem dưỡng ẩm da lên trên. Thời gian bôi kem thích hợp nhất là sau khi bé tắm hoặc đắp ẩm cho da. Các mẹ nên nhớ bôi kem bằng dụng cụ thật sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh. Sẽ tốt hơn khi khuyến khích được bé tham gia và ủng hộ việc bôi kem dưỡng thường xuyên.

Lưu ý khi tắm cho bé

Các mẹ lưu ý trẻ nhiễm viêm da cơ địa cần được tắm rửa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày. Tùy thuộc vào thời tiết lúc tắm nhưng thích hợp nhất là dùng nước ấm không quá 30 độ C. Nếu dùng nước nóng quá trẻ sẽ bị dát, da sẽ khô và ngứa nhiều hơn.

Nên sử dụng sữa tắm dưỡng ẩm mềm mịn cho da nhạy cảm, tránh dùng xà phòng tắm vì như vậy sẽ khiến da bị khô hơn. Để tăng cường việc cấp ẩm cho da, các mẹ có thể cho con ngâm mình trong bồn tắm hoặc chậu to đã pha sữa tắm khoảng 15 – 20 phút. Có thể tắm cho bé yêu trước giờ đi ngủ khoảng 2 giờ nhằm giúp làn da bé dịu mát, mang lại giấc ngủ ngon hơn.

Cách phòng bệnh viêm da cơ địa ở bé

Bệnh viêm da cơ địa ở bé có thể bộc phát hoặc tái nhiễm do một số yếu tố từ chính môi trường sống. Do vậy, trong sinh hoạt hàng ngày cha mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh lý da liễu cho trẻ một cách cẩn thận. Dưới đây là một số yếu tố có nguy cơ gây bệnh cha mẹ nên tránh cho con:

 Vệ sinh cá nhân, tắm rửa cho trẻ hàng ngày, sạch sẽ.

 Không gian sống của trẻ phải sạch sẽ, thoáng mát và giữ nhiệt độ, độ ẩm hợp lý.

 Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh từ môi trường xung quanh như bụi bẩn, lông động vật nuôi…

 Ưu tiên lựa chọn quần áo vải mềm, chất liệu cotton thấm hút mồ hôi, không bụi vải, hạn chế mặc đồ len, dạ cho bé.

 Hàng ngày, vệ sinh cho trẻ bằng nước ấm thay vì nước quá nóng hoặc quá lạnh.

 Sử dụng sữa tắm dành cho làn da nhạy cảm của bé, thường xuyên bôi dưỡng ẩm da cho trẻ ngay sau khi tắm.

Cho trẻ uống đầy đủ nước mỗi ngày, bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều omega 3, vitamin A,B,C giúp tăng sức đề kháng và chống viêm từ sâu bên trong.

Bệnh viêm da cơ địa ở bé nếu không có phương pháp điều trị đúng cách có thể chuyển biến phức tạp. Do vậy, các mẹ tuyệt đối không được chủ quan và hãy là những bà mẹ thông thái để bảo vệ tốt nhất cho bé yêu của mình.

 

BÀI VIẾT KHÁC

MẸO CHỮA CHÀM SỮA Ở TRẺ HIỆU QUẢ MẸ NÊN ÁP DỤNG NGAY

30/08/2022

Trẻ sơ sinh vốn có làn da vô cùng mỏng manh và nhạy cảm. Khi làn da mịn màng ấy có những dấu hiệu của chàm sữa sẽ khiến bé...

TÌM HIỂU VỀ VIÊM DA CƠ ĐỊA VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỮA DỨT ĐIỂM

30/08/2022

Viêm da cơ địa là căn bệnh mãn tính khiến nhiều người phải khổ sở đặc biệt là trẻ nhỏ. Thực sự khó khăn cho những ai không may gặp...

CÁCH ĐIỀU TRỊ HẮC LÀO - NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VÀ TRIỆU CHỨNG

24/08/2022

Nấm da hắc lào đã trở thành nỗi ám ảnh đáng sợ đối với rất nhiều người. Bởi căn bệnh da liễu này không chỉ gây khó chịu mà còn...

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ LANG BEN AN TOÀN và HIỆU QUẢ

24/08/2022

Lang ben là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp ở mọi lứa tuổi kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Căn bệnh ngoài da này không chỉ...